Các Cấp Bậc Trong Phật Giáo : Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng

Các cấp bậc trong Phật giáo như Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những tu sĩ Phật giáo, là chư Tăng, còn gọi là Tỳ kheo (Bhiksu – Bhikkhu), và theo tên gọi chung vốn có từ trước thời Đức Phật thì đấy là các vị sa môn (Sramana – Samana) tức là các tu sĩ, lìa bỏ gia đình , sống thanh bần, ẩn dật. . .Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng theo nghĩa chung là vậy.

Cấp bậc Đại đức

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Đại đức là vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Bạn đang xem: Các Cấp Bậc Trong Phật Giáo : Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng

Cấp bậc Thượng tọa

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Thượng tọa là những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (chương 3 điều 38).

Xem thêm: Cách chơi xúc xắc tố online đổi thưởng chi tiết

Xem thêm: cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2018 môn lý

Cấp bậc Hòa thượng

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Hòa thượng là vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Cấp bậc trong Phật giáo đối với bên nữ (ni bộ)

– Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức). – Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư. – Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư Tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.