Các Bài Khấn Khi Đi Chùa Đầu Năm Tân Sửu 2021, Bài Khấn Khi Đi Chùa Đầu Năm Tân Sửu 2021

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào mỗi dịp lễ quan trọng như Tết Nguyên Đán, mọi người thường đi đến lễ chùa để cầu khấn hồng ân các vị thần linh trên trời phù hộ cho gia đình và bản thân. Tuy nhiên, chùa là một nơi linh thiêng nên có những quy định căn bản mà mọi người cần phải tuân thủ theo. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khấn khi đi lễ chùa chuẩn và phù hợp nhất nhé.


Có thể bạn quan tâm:

Bạn đang xem: Các Bài Khấn Khi Đi Chùa Đầu Năm Tân Sửu 2021, Bài Khấn Khi Đi Chùa Đầu Năm Tân Sửu 2021


Nội Dung Chính

1 Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa2 Hướng dẫn cách khấn khi đi lễ chùa chuẩn nhất

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa

Phong tục đi chùa đầu năm vốn là một nét đẹp truyền thống của người dân ta, xuất phát từ lòng thành kính dâng lên Phật và các vị thần linh ở trên trời. Vì thế, mỗi dịp Tết đến xuân về, việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của người Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hay hiểu hết về phong tục đi lễ chùa đầu năm, đi chùa như thế nào cho đúng ? Nên ăn mặc như thế nào cho phù hợp ?… Đó là lý do các bạn nên chú ý theo dõi những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa mà chúng tôi đề cập ở dưới đây. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đó.

Trang phục khi đi lễ chùa

Trang phục khi đi lễ chùa là điều đầu tiên mà các bạn cần phải chú ý đến. Chùa chiền là nơi mang nhiều yếu tố tâm linh. Do đó, ăn mặc đúng cách là việc hết sức quan trọng. Hãy chọn những bộ quần áo sao cho phù hợp với không gian tâm linh của chùa. Tuyệt đối không được mặc những đồ “ xuyên thấu “ hay quá hở hang khi đi vào chùa nhé.

Không chỉ vậy, người đi lễ cũng không nên mặc quần lửng, mặc váy hay chọn những bộ trang phục quá bó sát khi đi vào chùa. Điều này là bất kính với thần linh và đặc biệt là gây phản cảm cho người nhìn.

Ảnh 1 : Cần chú ý đến trang phục khi đi lễ chùa để không gây phản cảm tới người nhìn và không gây bất kính với thần linh ( Nguồn : Internet )

Cầu nguyện

Khi đi chùa nên cầu gì và không nên cầu gì ? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất. Từ thời xưa tới nay, người đi lễ chùa thường cầu nguyện bình an, hạnh phúc gia đình, cầu may, cầu duyên,… Nhưng mọi người lại không biết một điều rằng chùa là nơi linh thiêng nên sẽ tách biệt với thế tục nhân gian.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi bài mậu binh chi tiết cho người mới

Cửa Phật chính là nơi giúp con người ta sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc thiện chứ không quan tâm đến của cải vật chất. Chính vì vậy, khi đi lễ chùa, điều tốt nhất mọi người nên làm chính là cầu Phật cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, con cái thông minh học giỏi,…

Bên cạnh đó, cũng có một điều mà người đi lễ chùa không nên cầu nguyện, đó là cầu tiền bạc, của cải, vật chất. Bởi như những gì chúng tôi đã đề cập ở trên, cửa Phật là nơi giúp tâm con người thanh tịnh, không ham muốn những vật chất ở trên thế gian. Vì vậy, cầu xin tiền bạc là điều không thể đâu nhé.

Hướng dẫn cách khấn khi đi lễ chùa chuẩn nhất

Bên cạnh việc sửa soạn hay sắm sửa lễ vật đi chùa, những người đi lễ cần phải nắm rõ các quy định căn bản mà nhà chùa đưa ra. Trong đó có việc khấn và thứ tự hành lễ tại chùa. Nếu các bạn vẫn chưa nắm rõ về điều này, hãy theo dõi các thông tin chúng tôi đưa ra dưới đây nhé.

Cách khấn khi đi lễ chùa

Khi đến dâng hương tại các chùa, người lễ cần sắm các lễ chay như hương, hoa quả, quả chín, xôi chè,… Tuyệt đối không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh. Việc sắm sửa các lễ mặn chỉ được cho phép khi ở các khu vực thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Đặc biệt, không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.

*
Ảnh 2 : Cách khấn khi đi lễ chùa ( Nguồn : Internet)

Khi đến chùa, các bạn nên hành lễ theo thứ tự sau :

Xem thêm: tại sao các nst phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau

Đặt lễ vật : Thắp hương và làm lễ tại bàn thờ Đức Ông trước.Sau khi đặt lễ vật tại bàn thờ Đức Ông, người đi lễ sẽ đặt lễ vật lên hương án của chính điện rồi thắp đèn nhang.Khi thắp đèn nhang xong, tiếp tục đặt lễ tại chính điện rồi đi thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác nhau của nhà Bái Đường.Sau đó đi làm lễ ở nhà thờ Tổ rồi đến cuối buổi lễ hãy đến nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ vì.

Bài khấn khi đi lễ chùa

Dưới đây là bài khấn khi đi lễ chùa để cầu may, cầu bình an cho gia đình và bản thân. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng vào mỗi dịp đi chùa lễ đầu năm nhé.

*
Ảnh 3 : Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông khi đi lễ chùa ( Nguồn : Internet )
*
Ảnh 4 : Văn khấn Đức Thánh Hiền vào các dịp lễ Tết tại chùa ( Nguồn : Internet )
*
Ảnh 5 : Văn khấn cầu tài lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo ( Nguồn : Internet)

*
Ảnh 6 : Khi đọc văn khấn không nên đứng thẳng về phía bàn thờ mà người đi lễ nên đứng chếch sang một bên ( Nguồn : Internet )

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã biết cách khấn khi đi lễ chùa như thế nào. Mong rằng các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về những điều cần lưu ý khi đi chùa. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi! Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục PHONG THỦY