Tìm Hiểu Về Bát Nhã Ba La Mật Là Gì, Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba

*

TÌM HIỂU Ý NGHĨA MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

* Huệ Ý ghi chép

Bản phiên âm Hán Việt Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử : Sắc bất dị không, Không bất dị sắc, Sắc tức thị không, Không tức thị sắc, Thọ, tưởng, hành, thức Diệc phục như thị. Xá Lợi Tử :

Bạn đang xem: Tìm Hiểu Về Bát Nhã Ba La Mật Là Gì, Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba

Thị chư pháp không tướng, Bất sanh bất diệt, Bất cấu bất tịnh, Bất tăng bất giảm, Thị cố không trung vô sắc, Vô thọ, tưởng, hành, thức, Vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề Tát đõa y Bát Nhã Ba La Mật Đa, Cố tâm vô quái ngại Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố Viễn ly điên đảo mộng tưởng Cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố đắc A Nậu Đa La. Tam diệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, Thị Đại Thần Chú, Thị Đại Minh Chú, Thị Vô Thượng Chú, Thị Vô Đẳng Đẳng Chú Năng trừ nhứt thiết khổ Chân thật bất hư Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú. Tức thuyết chú viết: "Yết đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế.Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha" ***** Ơn Trên có dạy: " Khổ nguy vốn đường đi của tục, Gánh làm chi, lắm lúc hiểm nghèo"

1. KHỔ LÀ MỘT QUI LUẬT MUÔN ĐỜI CỦA KIẾP NGƯỜI. Muốn thoát khổ: a. Nhờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát chúng ta được cứu khổ. Trong Kinh Cứu Khổ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy: "Thử Kinh Đại Thánh năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu tam tai bát nạn khổ. Nhược hữu nhơn tụng đắc nhứt thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn, tụng đắc nhứt vạn biến hiệp gia ly khổ nạn…" Dịch: "Kinh Cứu Khổ của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đủ sức giải được tù tội, giải được bịnh nặng, giải được ba tai, tám nạn khổ. Người nào tụng được 1000 lần, bản thân ra khỏi tai nạn, tụng được 10.000 lần thì cả gia đình ra khỏi tai nạn."

b. Chúng ta tự cứu khổ bằng theo gương Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tụng và hành "TÂM KINH"

2. Tâm Kinh là một bài kinh phổ biến, quan trọng, tụng đọc trong các thời khóa, nhất là ở các thiền đường. Trong đạo Cao Đài, Tâm Kinh được tụng đọc trong một số nghi lễ, Hội Thánh Truyền Giáo ghi trong Kinh Tận Độ.

Xem thêm: Bàn Thờ Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu? Sắp Xếp Chuẩn Phong Thuỷ

3. Theo truyền thuyết Tây Du Ký, Ngài Tam Tạng được Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trao Tâm Kinh để trì hành mà bảo thân trong chuyến hành hương. Thực tế Đường Tam Tạng, Huyền Trang Ngài dịch Tâm Kinh từ Phạn Văn ra Hán Văn năm 649, vỏn vẹn 262 chữ.

4. Mở đầu Tâm Kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách". Dịch : "Đức Bồ Tát Quán Tự Tại khi dụng công rốt ráo trí huệ giải thoát thời thực chứng ngũ uẩn đều là Không và xa lìa mọi khổ nạn". Bồ Tát gồm Bồ Đề Tát Đõa Bồ đề: giác ngộ. Tát đoã : giúp người khác giác ngộ, Bồ Tát: Đấng đã giác ngộ nhưng không nhập Niết Bàn mà tiếp tục hành hóa để cứu độ chúng sanh. Quán Thế Âm Bồ Tát : mang ý nghĩa độ tha, Đức Bồ tát lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh để cứu khổ. – Quán tự tại Bồ Tát : trước khi cứu độ tha nhân,mỗi người phải tự cứu lấy mình; Quán Tự Tại là dụ danh cho mỗi người khi phản tỉnh nội cầu, quán chiếu hiện tại, hiện tiền, hiện thực thân tâm của mình.

Xem thêm: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

5. Hành thâm: thực hành chuyên tâm đúng, đủ, liên tục cho đến lúc kết quả. Bát Nhã Ba La Mật Đa có nghĩa: – Bát Nhã: trí huệ. chứng, lý luận và sống thực. – Ngũ uẩn : sắc, thọ, – Ba La Mật Đa: độ người đến bờ bến kia, có người dịch là Diệu Pháp Trí Độ. – Chiếu kiến: thấy soi, thực tưởng, hành, thức – Sắc : thân mỗi người – Thọ : nhận vui, buồn do xác thân tiếp nhận – Tưởng:Tâm tưởng của trí não – Hành: hành động của cả ba thân, khẩu, ý – Thức: phân biệt cái phân biệt Trước khi dạy Tâm Kinh, Đức Phật dạy quán :"TỨ NIỆM XỨ" 1. Thân là bất tịnh 2. Tâm là vô thường 3. Thọ là thị khổ 4. Pháp là vô ngã Khi đến Tâm Kinh" tất cả đều là KHÔNG"; "SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC đều là KHÔNG". Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chúng không có tự ngã, nghĩa là không phải là chủ thể độc lập. Do duyên khởi, hợp thành, có cái này mới có cái kia. Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy : " Nhơn duyên huyển hợp giả thành, Vô thường biến ảo tan tành từng giây ". ***** " Có cái này, cái kia mới có, Do cái này, cái nọ mới sanh. Trong vòng lẩn quẩn, loanh quanh, Bao giờ thoát khỏi tử sanh luân hồi"

6. Câu 2: " Xá Lợi Tư! Sắc bất dị không, Không bất dị sắc Sắc tức thị không Không tức thị sắc Thọ, tưởng, hành, thức Diệc phục như thị" Dịch: "Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, Không chẳng khác sắc, Sắc chính là không Không chính là sắc, Thọ, tưởng, hành, thức Cũng đều như thế" Theo ngôn từ triết học thì ở câu 1, phủ định ngũ uẩn, và ở câu 2 là phủ định cái phủ định ở câu 1. Phủ định cái phủ định ban đầu không phải là tái khẳng định Sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà chính là dung thông các mặt của một thực thể. Xin nghe lời dạy của Đức Bảo Pháp Chơn Quân về lẻ SẮC, KHÔNG. " Cho hay không,sắc, sắc rồi không. Ở, ở, đi, đi khéo bận lòng, Vạn cổ nài ai lưu nhục thê;í Chỉ e linh giác lụy trần hồng. ***** KHÔNG là ở dạng TIỀM THỂ SẮC là ở dạng HIỆN THỂ Tiềm thể, hiện thể đều là các dạng của một BẢN THỂ, một THỰC THỂ duy nhất Ơn Trên dạy: "Ta có trong khi có Đất Trời, Huyền đồng BẢN THỂ xẻ chia đôi; Không ta thì cũng không Trời, Đất, Trời, Đất ta người chỉ một thôi." Thực thể thế nào ? 7. Câu 3: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, Bất sanh, bất diệt Bất cấu, bất tịnh Bất tăng, bất giảm Dịch: "Này Xá Lợi Tử! Tướng không của các Pháp, Không sanh, không diệt Không nhơ, không sạch Không tăng, không giảm" Ở đây thực thể của các Pháp, vượt ra ngoài đối nghịch thân thù, sanh tử, tăng giảm, nhơ, sạch. Đó là chỗ bản lai vô nhứt vật của Đức Lục Tổ Huệ Năng " "Bồ đề bổn vô thọ, Minh kính diệc phi đài Bổn lai vô nhứt vật Hà xứ nhá trần ai" Bản lai vô nhứt vật ấy như thế nào ? "Thị cố không trung vô sắc, Vô thọ tướng, hành, thức Vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý. " Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; Vô nhãn giới, nãi chi vô ý thức giới; Vô vô minh, diệc vô vô minh tận Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; Vô khổ, tập, diệt, đạo; Vô trí diệc vô đắc". Qua đoạn này, trong tướng KHÔNG: – Không ngũ uẩn : vô sắc, thọ, tưởng, hành, thức . – Không lục căn: vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý. – Không lục trần: vô sắc, thinh, hương,vị, xúc, pháp. – Không lục thức: vô nhãn giới, dĩ chí vô ý thức giới. – Không có thập nhị nhân duyên: vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận. – Không có tứ diệu đế: vô khổ, tập, diệt, đạo. – Không có trí huệ, nên không có đắc: vô trí diệc vô đắc. Trong tướng KHÔNG, bản lai vô nhứt vật hành giả không còn chỗ nào vướng mắc, nên được giải thoát. Giải thoát ấy như thế nào ? "Dĩ vô sở đắc Bồ Đề Tát Đõa Y Bát Nhã Ba La Mật Đa Cố tâm vô quái ngại Vô quái ngại cố Vô hữu khủng bố, Viễn ly điên đảo mộng tưởng Cứu cánh Niết Bàn". Dịch: "Do không có chỗ được Các Bồ Tát hành diệu pháp trí độ Được tâm không ngăn ngại Do tâm không ngăn ngại Mà không bị lo sợ Xa lìa điên đảo mộng tưởng Đạt cứu cánh Niết Bàn" Trong đoạn này, các bậc đi trước, các Đấng Bồ Tát hành trí huệ diệu pháp mà xa lìa mọi điên đảo, tâm được vô quái ngại. Cũng có nghĩa, mỗi người hành diệu pháp trí độ như các Ngài thì chứng đắc Bồ Tát, như các Ngài. Không những chứng đắc Bồ tát, mà còn chứng đắc Phật quả. "Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề." Dịch: "Ba đời chư Phật, hành diệu pháp trí độ, nên đạt Vô thượng, chánh đẳng chánh giác". "Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, Thị Đại Thần Chú Thị Đại Minh Chú Thị Vô Thượng Chú Thị Vô Đẳng Đẳng chú, Năng trừ nhứt thiết khổ, Chân thật bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú. Tức thuyết chủ viết: "Yết đế, Yết đế, Ba La yết Đế Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha". Dịch: "Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Chú cao nhứt, là Chú tột vời trừ mọi khổ nạn thật sự không giả dối, nên nói câu chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, Liền nên nói câu chú rằng : " Đi, đi, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia được giải thoát chúc cho được như thế" Câu chú là lời chúc lành, lời sách tấn hành giả của bực bề trên

6. Kết luận: Tâm Kinh giúp chúng ta soi sáng cái "THẬT" của thân, tâm, vật, vượt qua cái tiềm thể, cái hiện thể để huyền đồng cùng bản thể mà xa lìa điên đảo mộng tưởng. Chư Bồ Tát, chư Phật đời trước y Bát Nhã Ba La Mật Đa mà chứng đắc, người đi sau y như thế, chứng như thế.