Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc Theo Dấu Chân, Ghim Trên Audio

Bát Chánh Đạo, một phần giáo lý cơ bản của Đức Phật mà gần như Phật tử nào dầu vừa bước chân đến với Đạo cũng phải biết qua. Vậy thì Bát Chánh Đạo dưới cái nhìn của một thiền sư tu chứng như Sư Bhante H. Gunaratana, sẽ thế nào? Ta có thể học được gì thêm? Đó có lẽ cũng là ý nghĩ mạo muội của tôi khi bắt tay dịch quyển Eight Mindful Steps to Happiness.


Danh mục: Giảng Luận, Sách mớiTừ khóa: Bát Chánh Đạo, Con đường đưa đến hạnh phúc, Diệu Liên Lý Thu Linh, Thiền Sư Bhante Henepola GunaratanaProduct ID: 1561

Mô tả

*
Lời Nói Đầu

Bạn đang xem: Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc Theo Dấu Chân, Ghim Trên Audio

Ngay sau khi quyển Mindfulness In Plain English (Căn Bản Chánh Niệm) (1) được phát hành, một số bạn bè và đệ tử của tôi đã yêu cầu tôi viết thêm một quyển sách nữa về con đường đi đến hạnh phúc của Đức Phật một cách thật đơn giản. Quyển sách này là kết quả của lời yêu cầu đó.

Quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English) là một quyển sách hướng dẫn thiền, một cẩm nang cho những ai thực hành thiền chánh niệm. Tuy nhiên chánh niệm chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chánh niệm có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, nhưng Đức Phật còn ban cho ta nhiều hơn thế nữa. Ngài trao cho chúng ta một cẩm nang, mà Ngài đã tóm tắt trong Bát Chánh Đạo, để ta được hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho ta hạnh phúc. Những cố gắng quyết liệt hơn sẽ chuyển hóa được ta và đưa ta đến những trạng thái hạnh phúc nhất, sảng khoái nhất mà ta có thể đạt được. Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật. Ngay chính với những người đã biết qua Bát Chánh Đạo cũng có thể không nhận ra nó quan trọng như thế nào đối với tổng thể những lời dạy của Đức Phật, hay họ có thể ứng dụng chúng như thế nào trong việc tu tập. Giống như trong quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English), tôi đã cố gắng để trình bày giáo lý này một cách đơn giản để bất cứ ai cũng có thể thực hành tám bước này trong đời sống hằng ngày của họ.

Tôi khuyên là bạn không nên đọc quyển sách này như một quyển tiểu thuyết hay như một tờ báo. Tốt hơn hết là trong lúc đọc, bạn hãy luôn tự hỏi mình, “Tôi có hạnh phúc không?” và tìm hiểu về những gì bạn đã khám phá được. Đức Phật khuyên chúng ta hãy đến để thấy. Ngài khuyên tất cả chúng ta hãy quán sát bản thân, hãy trở về nhà, hãy làm quen, hãy đến gần hơn với thân và tâm, và quán sát chúng. Đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, giả định về cuộc đời, hãy cố gắng khám phá xem điều gì đang thực sự xảy ra.

Chúng ta rất thích thu thập tài liệu, cất giữ thông tin. Có lẽ bạn đã chọn quyển sách này để có thêm thông tin. Nếu bạn đã đọc qua các quyển sách Phật giáo phổ thông, hãy dừng lại và tự hỏi bạn mong đạt được điều gì từ quyển sách này. Có phải bạn chỉ muốn chứng tỏ với người khác về sự thông thái của mình trong lãnh vực Phật giáo? Hay bạn hy vọng có thể đạt được hạnh phúc qua tri thức về giáo lý của Đức Phật? Chỉ có tri thức sẽ không giúp bạn tìm được hạnh phúc.

Xem thêm: số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều

Nếu bạn đọc những gì tiếp theo đây với lòng mong muốn đem những lời dạy của Đức Phật về con đường đưa đến hạnh phúc vào thực hành -để thực sự thể nghiệm những lời dạy của Ngài, hơn là một sự hiểu biết tri thức- thì lúc đó những lời dạy rất đơn giản nhưng thâm sâu của Đức Phật sẽ trở nên rõ ràng. Dần dần, sự thật tuyệt đối về tất cả các pháp sẽ hiển bày ra cho bạn. Và dần dần bạn sẽ khám phá ra hạnh phúc lâu dài mà sự hiểu biết toàn vẹn về chân lý có thể mang đến cho bạn.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay khổ đau về những gì bạn đọc trong quyển sách này thì phải tìm hiểu tại sao. Hãy nhìn vào bên trong. Hãy tự hỏi điều gì đang xảy ra trong tâm bạn. Hãy tự hỏi tại sao. Đôi khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi ai đó cho ta biết rằng chúng ta vụng về như thế nào. Bạn có thể có rất nhiều thói quen xấu và những chướng ngại khác khiến bạn không được hạnh phúc. Bạn có muốn tìm hiểu về chúng và thay đổi chúng không?

Thông thường chúng ta có thể bực bội về những điều rất nhỏ mọn rồi đổ thừa cho một việc gì đó hay ai đó -một người bạn, thư ký, ông xếp, hàng xóm, con cái, anh chị em, cha mẹ hay chính phủ. Ta thất vọng khi không có được điều mình muốn hay đánh mất cái mà ta trân quý. Chúng ta mang trong tâm một loại “tâm lý bực dọc” -nguồn gốc của phiền não- dễ bị hoàn cảnh hay suy nghĩ của ta kích động. Rồi ta khổ đau, và tìm cách ngăn chặn khổ đau bằng cách cố gắng đổi thay cả thế giới. Có một câu chuyện cổ xưa về người đàn ông muốn phủ cả thế giới với thuộc da để ông có thể đi trên mặt đất một cách êm ái. Ông ta không biết rằng làm một đôi giày da để mang, sẽ dễ hơn biết bao. Tương tự, thay vì tìm cách chế ngự cả thế giới để được hạnh phúc, thì hãy cố gắng tu sửa để giảm bớt các tâm lý bực dọc của chúng ta.

Xem thêm: đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 2 violet

Nhưng bạn phải thật sự tu sửa mình, không chỉ đọc hay suy tư về điều đó. Ngay cả việc hành thiền cũng không ích lợi chi nhiều nếu bạn không hành trì suốt trọn con đường -nhất là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển chánh kiến, tạo ra những cố gắng mạnh mẽ, sáng suốt và thực hành chánh niệm liên tục. Nhiều người ngồi trên gối thiền hàng giờ với tâm trí đầy đau khổ, sân hận, lo âu hay vọng tưởng. Rồi họ lại nói, “Tôi không thể thiền, tôi không thể chú tâm”. Đó là vì bạn vẫn mang cả thế giới trên vai khi tọa thiền, và bạn không muốn đặt nó xuống.

Tôi nghe rằng một đệ tử của tôi đang vừa đi vừa đọc quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English). Anh ta không chánh niệm mình đang ở đâu và đã bị xe tông! Lời gọi mời của Đức Phật rằng chúng ta hãy đến để thấy, đòi hỏi ta phải thực hiện những gì ta đã đọc ở đây. Hãy thực hành Bát Chánh Đạo của Đức Phật ngay cả khi bạn đang đọc chúng. Đừng để những khổ đau làm bạn tăm tối.

Nếu như bạn có đọc quyển sách này hàng trăm lần, nó cũng không giúp được gì cho bạn trừ khi bạn ứng dụng những điều được viết ra đây. Chắc chắn rằng quyển sách này sẽ thật hữu ích nếu bạn hết lòng thực hành, quán sát thấu đáo những khổ đau và tự nguyện làm bất cứ điều gì để đạt đến được hạnh phúc lâu dài.