Bên Lề Bài Thơ Nhất Chi Mai " Có Phải Là Cây Nhất Chi Mai? Đinh Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai

“Buổi sáng có mặt trời, ơi vũ trụ, ta muốn ôm người vào hai tay. Buổi sáng có chim hót và chị bán xôi đi ngang ngõ trúc, ơi quê hương, ta muốn ôm ngươi vào hai tay. Buổi sáng có chợ họp, ôi thế gian, ta muốn ôm ngươi vào hai tay. Chỉ còn hai mươi giờ nữa thôi, tôi đã không còn có mặt ở đây. Tôi sẽ giao tôi cho lửa.

… Quê hương đẹp biết bao nhiêu. Ôi, còn nào chùa, nào lũy tre, nào vườn cau, nào giàn trầu, nào bến sông quen thuộc. Tôi muốn quay trở lui. Nhưng quay trở lui cũng không tìm thấy quê hương.

Bạn đang xem: Bên Lề Bài Thơ Nhất Chi Mai " Có Phải Là Cây Nhất Chi Mai? Đinh Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai

Đất quê hương, tôi đang đếm bằng những bước chân. Đất quê hương, bom đạn cày nát. Lời cầu nguyện cho những khu vườn xanh, có trúc đào, có xương rồng trước ngõ. Chắp tay tôi nhận chịu lửa đỏ như một lời cầu nguyện. Cho tôi thấy phố thấy nhà lần chót. Cho tôi thấy trời thấy nước thấy cây thấy cỏ lần chót. Cho tôi thấy trăng thấy sao. Cho tôi thấy người, thấy cô thấy bác thấy anh thấy chị thấy già thấy trẻ, thấy đồng bào cười nói. Cho tôi ôm tất cả vào hai vòng tay nhỏ. Tôi đã tìm thấy. Anh chị em ơi, tôi đi nhưng tôi còn ở lại. Sáng mai mặt trời mọc, thơ tôi sẽ tới với người.”

(trích tác phẩm Chân dung – Thiền sư Nhất Hạnh)

Xem thêm: phòng công tác sinh viên đại học bách khoa đà nẵng

Xem thêm: đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 2 violet

*
Năm 1096, trước khi an nhiên cõi trời phương ngoại, Thiền sư Mãn Giác đã để lại tặng đời một cành mai vô ngại, cành mai vượt thời gian, nở lên từ một tâm hồn thanh thoát. Đến hôm nay, cành mai đó vẫn sống rất thật, trong mỗi độ xuân về, trong mỗi lần xem mai nở, trong mỗi dịp được ngồi yên bên chén trà ấm bốn mùa mà nghe phảng phất đâu đây hòa vào hương trà lời Thiền sư nhắc nhở: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”. Cành mai đã đi vào cõi vô khứ lai, để rồi sẽ biểu hiện tiếp tục một cách mầu nhiệm dưới những hình thái khác, góc độ khác, ngay trên cõi đời này, khi nhân duyên vào độ chín. Và vì thế, mãi mãi, lời vị Thiền sư năm nao vẫn còn vang vọng, chớ có cho rằng khi xuân hết thì hoa tàn cả, nhìn cho kỹ đi, một cành mai đêm qua nơi sân trước vẫn tròn đầy.
“Xin tình thương tỉnh thức

Xin Việt Nam hòa bình”

871 năm sau, 1967, cành mai ngày ấy lại biểu hiện. Nhất Chi Mai – một trong sáu thành viên đầu tiên của dòng tu Tiếp Hiện do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập, ngày 16 tháng 05 đã khiến cho cả thế giới chiêm ngưỡng khí phách bi hùng của hương thơm nguyện phụng hiến mình vì nghĩa lớn, vì một Việt Nam hòa bình, vì một dân tộc biết thương yêu nhau, vì một thế giới biết nhìn về lẽ phải.

Được sinh ra trong gia đình khá giả, dù trong thời chiến tranh tàn khốc, chị Mai vẫn được đi về trên một chiếc xe hơi sang trọng. Tương lai chị thật tươi sáng. Tốt nghiệp đại học, chị theo con đường phụng sự xã hội, nguyện sống đời an vui cho đất Việt. Thế nhưng, Việt Nam vẫn cứ chiến tranh, máu xương vẫn mỗi ngày đổ xuống, điêu tàn tiếp nối điêu tàn, đâu đâu cũng nghe tiếng khóc than của đứa con thơ, của người vợ trẻ, tiếng khấn nguyện của những người già không biết con mình sống chết ra sao. Chị Nhất Chi Mai phải chứng kiến điều đó hằng ngày khi vẫn được nghe nói về từ bi, rao giảng về lòng bác ái, tuyên truyền về đoàn kết… có cái gì nghe thật xót xa. Chị không thù hận con người, đích thị trong chị chỉ có tình xót thương. Chị muốn ôm trọn tất cả, vì con người đáng thương, vì con người đang nô lệ cho hận thù, bạo động, nghi ngờ và lòng tham mà giày xéo lên nhau từng ngày. Mỗi ngày, chị tự dặn dò mình bằng cách đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần lời thơ của thầy mình trao gởi. Bài thơ trở thành một đề tài quán chiếu thật sâu sắc của chị:


“Xin hứa với tôi hôm nay
Trên đầu chúng ta có mặt trời
Và buổi trưa đứng bóng