10 lợi ích của niệm phật

  -  
*
*
Tin Phật chân thật có lợi ích chăng? Những lợi ích đó là gì? Làm sao biết ai đó có lòng tin chân thật?”. Đó là những vấn đề mà bài kết tập này tập trung khai triển từ những lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng Nikàya (Pali) và Hán tạng giúp cách nhìn tổng quan về niềm tin vào Đức Phật.

Bạn đang xem: 10 lợi ích của niệm phật


Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)

Tin Phật chân thật có lợi ích chăng? Những lợi ích đó là gì? Làm sao biết ai đó có lòng tin chân thật?”. Đó là những vấn đề mà bài kết tập này tập trung khai triển từ những lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng Nikàya (Pali) và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu có nhìn tổng quan về tính tương đồng của hai truyền thống Phật Giáo về niềm tin vào Đấng Thiện Thệ. Ngoài ra, Bài kết tập bổ sung những lời dạy của chư tổ sư thánh hiền khiến cho lời dạy của Thế Tôn hiển thực hơn. Có thể kể ra nơi đây 10 lợi ích trong vô số lợi ích khi tin Phật.

1. Hướng về Chư Thiên

Những ai chỉ đủ lòng tin và thương mến Như lai, thì tất cả được hướng về chư Thiên như đã được Đức Phật thuyết trong bài kinh số 22 Dụ Con Rắn của Trung Bộ. Đức Phật trong phần pháp khéo giảng đã chỉ ra bảy hạng đệ tử: Bậc A La Hán, bậc Bất Lai, bậc Nhất Lai, bậc Dự Lưu, bậc Tùy Pháp Hành, bậc Tùy Tín Hành, và bậc Đủ lòng tin Như Lai. Trong đó bậc cuối cùng cho thấy với những ai chỉ đủ lòng tin và thương mến Như Lai, thì sẽ hướng về Chư Thiên như đoạn kinh sau

Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.

2. Không đọa địa ngục, được sinh Thiên

Bốn câu kệ trong Chuyện Pháp Tối Thắng của Tiểu Bộ Kinh cho thấy những ai có lòng tin chân thật và quy y Phật, thì sẽ không bị tái sanh vào đọa xứ mà lại được sanh thiên.

Những ai quy y PhậtSẽ không đi đọa xứ,Từ bỏ thân làm ngườiSẽ tràn đầy thiên giới.(Tiểu Bộ Kinh, Chuyện Tiền Thân Đức Phật I, Chương 1 Pháp Tối Thắng)

3. Có thể được giải thoát hoặc sinh về Tịnh Độ

Với những ai nhất tâm hướng về Như Lai với lòng tin không lay động thì khi lâm chung với tâm ý này sẽ được giải thoát như lời Thế Tôn trong Tương Ưng Căn, Tương Ưng Bộ như đoạn kinh sau:

Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Đông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?

- Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.

Xem thêm: Lincoln Ở Bên Rìa Tương Lai Buồn Của Những Công Trình Xây Trên Băng Tan

- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.

(Tương Ưng Bộ V - Tập V Thiên Đại Phẩm. Chương IV. Tương Ưng Căn (b). Phẩm Về Già. 42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v,217)

Làm sao với niềm tin nhất tâm hướng về Như Lai có thể được giải thoát, có lẽ vì lúc đó tâm hành giả được chánh trực vì Tâm không bị Tham, Sân, Si chi phối do dựa vào Như Lai, như đã được Đức Phật dạy cách niệm Phật cho cư sĩ Mahànàma trong Tăng Chi Bộ, Chương Sáu Pháp như sau:

Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai:

"Đây là Thế Tôn... Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối ; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.

(Tăng Chi Bộ, Chương Sáu Pháp. X (10) Mahànàma)

Tương tự như vậy với lòng tin chân thật, nhất tâm tin vào Bản Nguyện Bi Trí Viên Mãn của Đức Phật A Di Đà, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ, hành giả với tâm mong cầu thoát sanh về Thế Giới Cực Lạc, thì sẽ được như nguyện như đã được Như Lai tuyên thuyết như sau:

Hết thảy hữu tình khắp cả mười phương thế giới, nghe tin danh hiệu công đức Vô Lượng Thọ Phật, lập tức nhập địa vị chánh định, sinh về cõi Phật An Lạc thanh tịnh.

(Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại sự Nhân duyên Kinh. Hán dịch Thiên Trúc Tam Tạng Khang Tăng Khải (Tào Ngụy). Việt dịch Bửu Quang đệ tử Như Hòa, tr.2 A4>

“Chúng sanh ở phương khai, nghe danh hiệu Di Đà Như Lai, cho đến chỉ phát một niệm tin ưa, vui vẻ hâm mộ, chỗ có căn lành đó đem hồi hướng nguyện vãng sanh Cực Lạc, tùy nguyện liền được vãng sanh, được vị bất thối chuyển cho đến thành Phật.” <,Kinh Đại Bảo Tích- theo Hương Đạo số 19 -2008. tr.23>

“Có những chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà, lòng tin vui mừng nhẫn đến phát một niệm chí tâm hồi hướng nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì liền được vãng sanh ở bực bất thối chuyển…” <,Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Như Lai. Hán dịch. Tam tạng pháp sư Khương Tăng Khải. Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tr.83>

Những lời dạy của một số tổ sư tương ưng với lời Phật dạy cho thấy sức mạnh của lòng tin chân thật vào Thiên Nhơn Sư (sức mạnh của tín lực):

Liên Tông Bảo Giám có kệ: “Nhất niệm khởi mà muôn vật đều biết, lòng tin sanh là chư Phật hiện.”

Trong khi đó Ngẫu Ích Đại Sư tổ thứ chín của Tịnh Độ Tông cho rằng: “Vãng sanh hay không đều do tín nguyện quyết định.”, hay “Công phu niệm Phật quý ở chỗ lòng tin chân thật.”

Thân Loan, Tổ sư của Tịnh Độ Chân Tông đặt trọn tín tâm vào bản nguyện lực của Đức Phật A Di Đà. Ngài cho rằng; “Niệm Phật không để củng cố tự lực của mình mà Niệm Phật chính là hoan hỷ đón nhận tha lực nơi chính thân mình.”

(Tịnh Độ Nhật Bản, tr.183. Nguyên tác Kakehashi Jitsuen, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Như Điển)

Hay Ngài Long Thọ có kệ: “Có người trồng căn lành, nghi ngờ hoa chẳng nở, Có lòng tin trong sạch, Hoa nở liền thấy Phật” (Chương Kệ Di Đà – Phẩm Dị Hành: Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận – Bồ Tát Long Thọ).

“Trụ vào tâm tha lực (nguyện lực của Đức A DI ĐÀ) mà niệm Phật thì chỉ trong khoảnh khắc, đã được dự vào sự lai nghinh của Đức Phật A DI ĐÀ” (Niệm Phật Tông yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, tr. 21).

Rõ ràng, với lòng tin chân thật, thì hành giả sẽ được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, và công phụ niệm Phật sẽ có thể thành tựu khi tâm rời khỏi tham, sân, si, hân hoan niệm danh hiệu Phật.

Xem thêm: Giáo Hội Phật Giáo Thanh Hóa

4. Không bị phá hoại bởi Ma Vương và bất kể ai trên cõi đời này

Việc này đã được Đức Thích Tôn tuyên thuyết trong Tương Ưng Căn thuộc Tương Ưng Bộ như sau:

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt.